Dù thế nào thì vẫn có thể hi vọng rằng hệ thống y tế của nước ta sẽ không bị quá tải đột ngột và vỡ trận như Vũ Hán (Trung Quốc) hoặc Ý nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng thực hiện các biện pháp chống dịch.
Có hai nhóm virus chính:
– Một nhóm (non-enveloped virus) có vật liệu di truyền được đóng gói bên trong lớp vỏ protein (gọi là capsid).
– Nhóm khác (enveloped virus như hình minh họa) có lớp vỏ ngoài được làm từ chất béo do chúng sử dụng lớp màng tế bào của vật chủ khi thoát ra.
Vòng đời của virus có vỏ ngoài (Hình vẽ có chỉnh sửa từ sách Nấu ăn thông minh – Tác giả Nguyễn Quốc Thục Phương).
Neal Nathanson, một nhà virus học danh dự tại Đại học Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, cho rằng khả năng tồn tại của virus bên ngoài cơ thể con người (ví dụ trong các giọt bắn) là rất quan trọng.
Virus có vỏ ngoài thường mỏng manh hơn và dễ bị tổn thương trước các điều kiện bất lợi, bao gồm, nhiệt mùa hè và độ ẩm không khí. Cúm và các coronavirus, bao gồm SARS-CoV-2 đều là virus có vỏ ngoài.
Một nghiên cứu năm 2018 trong tạp chí Science Report cho kết quả giống với nhận định của Neal Nathason. Nhà virus học Sandeep Ramalingam tại Đại học Edinburgh và các đồng nghiệp đã phân tích đặc tính theo mùa của 9 loại virus. Theo ông Ramamam, virus có vỏ ngoài thường có tính theo mùa rất rõ ràng.
Ví dụ, RSV và cúm đạt đỉnh dịch trong những tháng mùa đông. Cả hai đều chỉ lây lan mạnh trong khoảng 4 tháng lạnh mỗi năm.
Trong khi đó, rhinovirus (virus phổ biến nhất gây cảm lạnh thông thường bên cạnh các chủng coronavirus), thuộc nhóm không có vỏ ngoài. Sự lây lan của chúng không phụ thuộc vào thời tiết lạnh và đạt cực đại khi trẻ em trở lại trường sau kỳ nghỉ hè và mùa xuân.
Độ ẩm không khí (hiểu đơn giản là lượng hơi nước có trong không khí) cũng được cho là ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại và lây nhiễm bệnh của các virus có vỏ ngoài.
Độ ẩm tuyệt đối giảm mạnh vào mùa đông, vì không khí lạnh giữ ít hơi nước hơn mùa hè. Nghĩa là vào mùa đông, khi không khí khô hơn thì virus hoạt động mạnh hơn.
Neal Nathanson, một nhà virus học danh dự tại Đại học Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, cho rằng khả năng tồn tại của virus bên ngoài cơ thể con người (ví dụ trong các giọt bắn) là rất quan trọng.
Virus có vỏ ngoài thường mỏng manh hơn và dễ bị tổn thương trước các điều kiện bất lợi, bao gồm, nhiệt mùa hè và độ ẩm không khí. Cúm và các coronavirus, bao gồm SARS-CoV-2 đều là virus có vỏ ngoài.
Một nghiên cứu năm 2018 trong tạp chí Science Report cho kết quả giống với nhận định của Neal Nathason. Nhà virus học Sandeep Ramalingam tại Đại học Edinburgh và các đồng nghiệp đã phân tích đặc tính theo mùa của 9 loại virus. Theo ông Ramamam, virus có vỏ ngoài thường có tính theo mùa rất rõ ràng.
Ví dụ, RSV và cúm đạt đỉnh dịch trong những tháng mùa đông. Cả hai đều chỉ lây lan mạnh trong khoảng 4 tháng lạnh mỗi năm.
Trong khi đó, rhinovirus (virus phổ biến nhất gây cảm lạnh thông thường bên cạnh các chủng coronavirus), thuộc nhóm không có vỏ ngoài. Sự lây lan của chúng không phụ thuộc vào thời tiết lạnh và đạt cực đại khi trẻ em trở lại trường sau kỳ nghỉ hè và mùa xuân.
Độ ẩm không khí (hiểu đơn giản là lượng hơi nước có trong không khí) cũng được cho là ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại và lây nhiễm bệnh của các virus có vỏ ngoài.
Độ ẩm tuyệt đối giảm mạnh vào mùa đông, vì không khí lạnh giữ ít hơi nước hơn mùa hè. Nghĩa là vào mùa đông, khi không khí khô hơn thì virus hoạt động mạnh hơn.
SARS-CoV-2 là virus có vỏ ngoài, nên liệu chúng có sẽ chết đi nhanh hơn vào mùa xuân và mùa hè?
Một nghiên cứu (chưa qua kiểm duyệt của chuyên gia) được công bố trong tuần này kết luận rằng việc lây nhiễm COVID-19 liên tục trong cộng đồng dường như chỉ xảy ra ở các dải vĩ tuyến cụ thể trên toàn cầu có nhiệt độ từ 5°C đến 11°C và độ ẩm tương đối 47% đến 70%.
Như vậy, hiện vẫn chưa có chứng cớ chắc chắn về việc COVID-19 có đặc tính theo mùa như một số loại virus gây bệnh dịch ở người khác hay không.Dù giả sử COVID-19 có đặc tính lan truyền theo mùa, thì theo nhận định của các chuyên gia, khả năng COVID-19 biến mất hoàn toàn khi mùa hè đến ở Bắc bán cầu là rất thấp. Bởi vì cần có sự cân bằng giữa các yếu tố môi trường và mức độ miễn dịch của cộng đồng.
Các coronavirus khác đã có từ lâu, vì vậy một bộ phận dân số đã có khả năng miễn dịch, giúp hạn chế phát tán các virus này trong điều kiện không thuận lợi. Thế nhưng điều này khó có thể áp dụng cho COVID-19.
Mặc dù sự lây lan COVID-19 có thể giảm nhiều vào mùa hè, nhưng nếu có đủ người nhạy cảm trong cộng đồng, virus này vẫn có thể truyền từ người sang người và lưu hành trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, dù COVID-19 có thể sẽ không hoàn toàn biến mất, nhưng việc lây lan theo mùa của COVID-19 (nếu có), vẫn có thể mang lại hi vọng rằng hệ thống y tế của nước ta sẽ không bị quá tải đột ngột và vỡ trận như Vũ Hán (Trung Quốc) hoặc Ý nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng thực hiện các biện pháp chống dịch.